Gỗ MDF là gì? là câu hỏi mà ai cũng đã hỏi khi nghe đến loại gỗ thông dụng này, chúng đã xuất hiện hầu như là khắp mọi nơi và chúng ta có thể bắt gặp chúng ở những nơi mà chúng ta đi qua. Trong bài này, chúng tôi - Xây Dựng Tiến Phát sẽ chia sẻ với bạn các kiến thức chuyên môn về nó nhé.
Thuật ngữ MDF đã được rất nhiều người biết đến, thậm chí chỉ cần nghe đến gỗ MDF ta có thể biết ngay đó là loại gỗ để tạo thành các ván ép thường được dùng trong nhà với giá cả rẻ hơn rất nhiều so với loại gỗ khác. Vậy cụ thể là như thế nào? bài viết này sẽ nói cho bạn một cách rõ ràng nhất.
Gỗ MDF là gì?
Ngắn gọn, MDF là viết tắt của cụm Medium density fiberboard hay Việt Nam ta còn gọi là ván ép từ sợi gỗ (có mật độ trung bình). Thông thường sẽ không ai để ý đến các loại gỗ MDF nhưng thực ra đây là tên chung của 2 loại sản phẩm khác biệt là:
- Ván ép bột sợi tỷ trọng trung bình.
- Ván ép bột sợi với độ nén chặt cao.
Hai loại này được phân biệt dựa vào các thông số, đo lường vật lý, độ dày và kỹ thuật sử lý bề mặt của gỗ.
Cấu tạo của MDF
Về cơ bản, MDF được tạo ra từ bột sợi của gỗ, keo kết dính, parafin wax, chất bảo quản gỗ, bột độn.
Quy trình sản xuất MDF
Để tạo ra MDF thì ta có thể sử dụng một trong 2 quy trình sản xuất là quy trình khô và quy trình ước.
- Quy trình khô: sử dụng keo và ác chất phụ gia phun, trộn với bột gỗ trong máy sấy-trộn sơ bộ. Sau khi dính keo thì đưa vào máy cào-rải để gia công thành 2-3 tầng tùy theo đội dày, khổ của ván. Sau đó cho các tầng này qua máy gia nhiệt và máy ép để ép dính, bay hơi nước làm keo rắn lại tạo thành ván thô đưa đi cắt, chà và phân loại.
- Quy trình ướt: đưa bột gỗ vào nước làm nước, vón thành dạng vẩy giống vải, sau đó cào ngay trên mâm ép nhiệt để tạo thành ván sơ bộ. Cuối cùng đưa tấm ván đó qua máy nhiệt-hơi để nén chặt, rút nước dư tạo thành thành phẩm thô.
Các ưu nhược điểm của gỗ MDF
MDF là loại gỗ thông dụng, dùng nhiều vì thế chắc chắn rằng chúng sẽ có những ưu điểm không ngờ đến, cũng như thế chúng cũng sẽ có những nhược điểm khá rõ ràng.
Ưu điểm
- Khó bị vênh, co ngót, cong hay mối mọt
- Bề mặt nhẵn, phẳng
- Có thể sơn nhiều lớp, dán các chất liệu khác nhau lên gỗ
- Sản xuất rất nhiều, chất lượng đồng đều
- Giá thành rẻ, thi công nhanh
Nhược điểm
- Chịu nước kém với MDF thông thường, loại MDF xanh chống ẩm tốt hơn.
- dẻo dai kém, độ cứng cao.
- Không thể điêu khắc hay trạm trổ.
- Độ dày hạn chế nên khi làm vật liệu có độ dày cao phải ghép nhiều miếng lại với nhau.
Công dụng của gỗ MDF trong nội thất
Hiện nay, đồ nội thất bằng gỗ MDF đang chiếm đa số và nắm giữ thị phần lớn trên thị trường vì giá cả và tính chất của chúng phù hợp với nhu cầu của người dân.
Mang tính chịu ẩm kém nên MDF rất thích hợp để sản xuất nhiều với giá thành rẻ các vật dụng, vật liệu, nội thất trong nhà ở hoặc văn phòng, có thể ví dụ như tủ, giường, bàn, ghế, giá sách, kệ,....
Ngoài việc không thể uốn dẻo thì MDF có thể phối rất nhiều màu, với nhiều chất liệu tạo nên độ đa dạng, sang trọng nhưng giá thành cực hạt dẻ cho phép gia chủ có thể thoải mái lựa chọn, trang trí theo đúng sở thích/phong cách ưa thích của mình.
- Xem thêm: Cách chọn kích thước tủ bếp CHUẨN
Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về Gỗ MDF là gì?. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhân viên của chúng tôi theo thông tin bên dưới để biết thêm các dịch vụ trang trí, thi công nội thất chất lượng, giá cả phải chăng nhất ở hiện tại nhé.
Nguồn: suachuanhapho.com